27/09/2021, 1203 lượt xem
Kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi
Kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi
Báo Hàn Quốc đánh giá:
Kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi
Thứ tư 18/07/2012 08:17
Báo The Korea Herald (Hàn Quốc) số ra ngày 17.7 (ảnh) đăng bài viết đánh giá những chính sách kinh tế của VN đã đem lại hiệu quả, đó là sự phục hồi tăng trưởng.
Với hai công cụ là tiền tệ và tài khóa, nền kinh tế của VN đã hoạt động tốt trong năm 2012 khi mà các nền kinh tế Châu Á tăng trưởng chậm, Châu Âu và Mỹ vẫn đang xấu đi từng ngày - bài báo nhận định. Nền kinh tế VN đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm). Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khả tín của VN từ tiêu cực lên ổn định, vì cho rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.
VN buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm chế lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Tỉ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.
Không rơi vào trạng thái bế tắc như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mới. Theo đó, mặc cho nền kinh tế “kêu than” dữ dội, Chính phủ chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu DN bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua, song VN sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng VN nhận được sự đồng thuận cao đó là: Tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động. Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lý các DN nhà nước ở VN thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò trụ cột của các DN này trong mô hình phát triển của nền kinh tế VN. Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của DN nhà nước. Theo Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số DN nhà nước lỗ và hòa vốn, còn lại 80% có lãi.
Bài báo kết luận: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại của VN, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu - người đã hiện đại hóa Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước VN.
VN buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm chế lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Tỉ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.
Không rơi vào trạng thái bế tắc như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mới. Theo đó, mặc cho nền kinh tế “kêu than” dữ dội, Chính phủ chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu DN bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua, song VN sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng VN nhận được sự đồng thuận cao đó là: Tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động. Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lý các DN nhà nước ở VN thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò trụ cột của các DN này trong mô hình phát triển của nền kinh tế VN. Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của DN nhà nước. Theo Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số DN nhà nước lỗ và hòa vốn, còn lại 80% có lãi.
Bài báo kết luận: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại của VN, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu - người đã hiện đại hóa Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước VN.
Theo The Korea Herald